1. Giới thiệu chung
QR Code, viết
tắt của Quick response code (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh")
hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều
(2D).

Mã QRCode
Mã QR cũng
tương tự mã vạch truyền thống (BarCode). Điểm khác nhau giữa mã QR và mã
vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ. Các mã vạch truyền
thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ
số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự
chữ số

Mã BarCode truyền thống
2.
Giải pháp

- Tại nơi làm
thủ tục xuất/nhập kho: Lái xe nhận phiếu xuất/nhập kho được in ra từ phần mềm kế
toán đã được tích hợp mã QRCode chứa các thông tin xuất kho: biển số xe, người
mua, loại hàng, khối lượng xuất…

- Tại trạm
cân: Nhân viên vận hành quẹt mã trên phiếu xuất/nhập kho, thông tin về phiếu sẽ
được đọc và cho phép xe vào bàn cân. Sau khi cân dữ liệu chuyến cân sẽ được
truyền về Server, nơi mà phần mềm kế toán có thể truy xuất dữ liệu.
- Dữ liệu
chuyến cân được đảm bảo an toàn và cập nhật nhờ áp dụng công nghệ mã vạch kết hợp
với phần mềm được nối mạng internet, có sự kiểm tra chéo giữa thông tin trên
server và thông tin mã vạch đảm bảo không bị mất chuyến hoặc nhầm lẫn phiếu…
- Khi có sự cố
về mạng truyền thông hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhờ dữ liệu trên mã vạch.
Đây chính là ưu điểm của việc sử dụng mã vạch truyền thống và mã QRCode.
Chi tiết
về giải pháp xin vui lòng liên hệ Hotline: 0983.072.886